Đây là web blog của lớp 12A, Trường Phổ Thông Trung Học Số 1 Triệu Hải cũ, nay là Trường Phổ Thông Trung Học Thị Xã Quảng Trị, tốt nghiệp năm 1991. Lớp gồm 44 học sinh trong đó có 40 nam và 4 nữ. Thầy giáo chủ nhiệm là thầy Trần Luyến. Web Blog là diễn đàn cho các thành viên và bè bạn bốn phương chia sẻ cảm xúc và hoài niệm về cuộc sống, gia đình, công việc cũng như giao lưu kết nối khắp cộng đồng...
13 thg 1, 2009
Trường NGUYỄN HOÀNG XƯA VÀ NAY
Ảnh chụp 1962
Cho dẫu dấu tích của buổi đầu chúa Nguyễn Hoàng mở cõi hay về sau, khi những vị vua yêu nước tiếp tục chọn Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, đã bị nhạt nhòa thì tâm khảm con dân miền đất này vẫn ghi lòng tạc dạ niềm tri ân với tiền nhân. Một trong những niềm tưởng niệm ấy là ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được mang tên chúa: Trường trung học Nguyễn Hoàng. Danh thơm của người mở cõi dành cho ngôi trường được vinh dự mang tên, tên trường nay cũng không còn.
Trường Nguyễn Hoàng
Hiếm có ngôi trường nào đặc biệt như Trường Nguyễn Hoàng. Được một nhóm thân hào, nhân sĩ ở thị xã Quảng Trị lập ra vào năm 1951 là trường trung học tư thục, năm học tiếp theo được công nhận là trường công lập và đến niên khóa 1953-1954 mang tên Trường trung học Nguyễn Hoàng. Quảng Trị vốn là đất địa đầu giới tuyến, sau những tao loạn thời cuộc Trường Nguyễn Hoàng đã có lúc dời vào tận Hòa Khánh (Đà Nẵng) nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi.
Sau 24 năm tồn tại, sau ngày giải phóng (1975) ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Quảng Trị không còn mang tên Nguyễn Hoàng. Trên vị trí trường xưa mọc lên một ngôi trường trung học mới mang tên Trường cấp III Triệu Hải, và sau những lần tách nhập địa giới hành chính, bây giờ ngôi trường ấy mang tên Trường THPT thị xã Quảng Trị.
Trường Nguyễn Hoàng không còn mang tên xưa nhưng những thế hệ cựu học sinh Nguyễn Hoàng đã mang theo hình ảnh ngôi trường cùng tên vị chúa mở cõi đi khắp năm châu bốn bể. Hiếm có ngôi trường nào với nhiều thế hệ trò giỏi như Trường Nguyễn Hoàng, không chỉ trước 1975 mà hơn 30 năm nay vẫn gìn giữ và phát huy truyền thống đất học.
Đi đến đâu, những cựu học sinh miền đất này vẫn mang niềm tự hào “học trò Nguyễn Hoàng”, dù họ đang là anh nông dân hay chữ lam lũ ruộng vườn hoặc những nhà khoa học, doanh nhân đang sống ở chân trời góc biển. Đó cũng là sự tưởng niệm lặng lẽ rằng cho dẫu thế nào thì không ai, không điều gì bị lãng quên, như sau này nhà thơ Nguyễn Duy cảm khái về lễ cải táng vua Duy Tân: “Bao triều vua phế đi rồi/ Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”.
(Nguồn: Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - Kỳ 7: Sự tưởng niệm lặng lẽ - Tuổi Trẻ ngày 15. 12. 2008)
Notes; Ai có bức ảnh nào trường mình thời Cấp 3 Triệu Hải thì hảy post lên cho anh em được xem . Chắc là hiếm lắm đây
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét