Đây là web blog của lớp 12A, Trường Phổ Thông Trung Học Số 1 Triệu Hải cũ, nay là Trường Phổ Thông Trung Học Thị Xã Quảng Trị, tốt nghiệp năm 1991. Lớp gồm 44 học sinh trong đó có 40 nam và 4 nữ. Thầy giáo chủ nhiệm là thầy Trần Luyến. Web Blog là diễn đàn cho các thành viên và bè bạn bốn phương chia sẻ cảm xúc và hoài niệm về cuộc sống, gia đình, công việc cũng như giao lưu kết nối khắp cộng đồng...
31 thg 12, 2010
30 thg 12, 2010
Bolero, tại sao không?
Ca nhạc sĩ Duy Khánh, mà suốt một cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với nền tân nhạc miền Nam, đã trở thành biểu tượng cho lòng chung thủy tha thiết yêu mến quê hương; là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào, dù ở bất cứ địa bàn nào trên năm châu bốn biển.
Là con áp út trong một gia đình vọng tộc, gốc làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi Quân Công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh Ðại thần có uy quyền tối thượng trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Duy khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng Nho và Phật giáo. Thân sinh anh là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh QT. Cụ Triển (thường được biết dưới tên ông Trợ Triển) lại là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị công hoà, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh. Thân mẫu Duy Khánh là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu, chánh quán làng Ðâu Kênh, Triệu Phong, là một phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Gia đình Duy Khánh có 6 anh chị em, ba trai, ba gái, mà hiện nay chỉ còn một anh cả và một chị đầu còn sống tại Pháp và Canada.
Sau khi đỗ tiểu học năm 1949, Duy Khánh, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình. Tưởng cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ: trong một dịp nghỉ hè năm 1952, Duy Khánh đã về Quảng Trị tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: "Chàng về nay đã cụt cụt tay." Duy Khánh đã sửa lại: "Chàng về nay đã cụt chân," và nhảy cò cò trên sân khấu. Duy Khánh, khi đó lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã lần vào Saigon tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóngAnh hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, anh đã tiếp xúc lần đầu với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, anh đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình.
Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Anh chuyển hẳn vào Sài Gòn; bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh, và bắt đầu thu đĩa nhựa. hay hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Lúc này, anh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất. Anh Ngọc, Duy Trác cũng là những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, trong khi Duy Khánh thì lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca, rất thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn.
Anh lần lần nổi tiếng qua các bản: Tiá Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung. ..
Sau một lần đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh chọn tên Duy Khánh. Chữ Duy Khánh lấy từ tên một người bạn rất thân Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã tử nạn tại Pháp. Anh giữ tên này đến cuối đời.
27 thg 12, 2010
Dỏng tai nghe nàng dâu “kể tội” mẹ chồng
16 thg 12, 2010
Christmas & New Year
Anh em o Saigon / Mien Nam gap nhau cuoi nam ti nhi?
12 thg 12, 2010
5 thg 12, 2010
29 thg 11, 2010
chuyen QT
Có người kể tui nghe chuyện này ... Rất thường thôi đối với người QT, nhưng lâu lắm rồi tui không nghe , thấy rất vui khi nghe lại …
Hai vợ chồng người QT đi hái đậu xanh ngoài đồng. Ông chồng tỉ tê với vợ: “Đậu chắc mụ mi hè…”. Bà vợ nghe nói rứa là ba chân bốn cẳng chạy về nhà, tắm rửa sạch sẻ, lên chờng nằm chờ sẵn … Đợi hoài đợi mải tớt tối khuya ông chồng mới về… Ăn cơm, uống nác xong, trèo lên chờng … ngủ thẳng cẳng …
Bà vợ chận ông chồng … vì răng rứa hè ???
-nghi
Đoạn dịch tác phẩm chí Phèo sang ngôn ngữ QT
"...Ơi bà con ơi! Cứu tui với ... Ơi bà con ơi! cha con thằng Kiến hắn đâm chết tui! Thằng lý Cường hắn đâm chết tui rồi,ới bà con ơi!... Bơ họ thấy Chí Phèo bổ ngả ra trửa đất, vừa la vừa lấy mẻng chai rẹc vô mặt. Máu ra loe loét ngó tởm òm! Mấy con chó lơng xơng queng hắn, sủa máu lắm. Lý Cường mặt tái mét, đứng dòm mà cười đểu, cười mắc dịch. Xì! Tưởng cấy chi, té ra nằm ăn vạ! Té ra hắn tới đây nằm ăn vạ!
Họ chạy tới coi. Mấy cái kiệt túi thui gần chỗ nớ, họ hè chắc ra coi! Rộn như cấy chợ. Mụ cả, mụ hai, mụ ba, mụ tư dà ôông bá chắc bụng vì có eng lý, cũng sừng sổ ra chưởi phụ. Thiệt tình, mấy mụ ưng coi Chí Phèo ra răng? Không chừng hắn có ý gieo vạ cho cụ ôông phen này ...
25 thg 11, 2010
FW: [12A - 1991 Quang Tri] Nguyen Xuan An
24 thg 11, 2010
Cách post bài lên Blog mới đây anh em ơi!
23 thg 11, 2010
Nguyen Xuan An
Đăng giúp Nguyễn Xuân An
Có cần kiểm tra lại súng ống của thằng Liên có đủ làm nên một mùa hè đỏ lửa vẻ vang hay không? Hay chỉ là việc hoàn thành sứ mạng vòng đời của một thằng đàn ông. Cần truyền đạt kinh nghiệm gì thì để anh em tư vấn thêm cho , dù sao cũng là những người đi trước. ở Buôn Ma Thuột có rượu thuốc Amakông danh bất hư truyền An sẽ gửi tặng Liên 1 Chai hy vọng sẽ được toại nguyện.
Blog 12A nổi tiếng ra phết!
Sao được Johan Cruyft ghé thăm nhiều quá nhỉ?! Hình như Maradona và Federer cũng có ghé qua hay sao ấy?!
|